Skip to content Skip to navigation

2 nữ sinh ngành An toàn Thông tin có bài báo nghiên cứu đăng tại Hội nghị RIVF

Vừa qua, hai nữ sinh ngành An toàn Thông tin là Hồ Thị Ngọc Phúc và Nguyễn Thùy Linh đã có bài báo được chấp nhận đăng tại Hội nghị RIVF. Bài báo mang tên “Enhancing Explainability of Machine Learning-based Intrusion Detection Systems”.

Trong thập kỷ qua, Hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên sự bất thường (IDS) đã khẳng định được vị thế của mình với nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của nó, đặc biệt là với các mô hình học sâu. Tuy nhiên, những mô hình này đã trở nên phức tạp hơn, do đó khiến con người khó giải thích các quyết định của hệ thống. Trong khi đó, lĩnh vực nghiên cứu để tăng tính minh bạch của IDS vẫn chưa được quan tâm quá nhiều. Do đó, nghiên cứu này đề xuất một NIDS có thể giải thích được có khả năng phát hiện chính xác các cuộc tấn công và đưa ra lời giải thích rõ ràng cho các quyết định của nó. IDS được đề xuất của chúng tôi sử dụng khuôn khổ Shapley Additive exPlanations (SHAP) để giải thích cho các quyết định của IDS. Nó hỗ trợ IDS của chúng tôi tự giải thích các quyết định của mình ở cả cấp cục bộ và toàn cầu. Giải thích cục bộ giải thích các quyết định IDS cho từng mẫu cụ thể, trong khi cấp độ toàn cầu cung cấp tầm quan trọng của tính năng và hiển thị các đặc điểm của cuộc tấn công. Để chứng minh tính hiệu quả, chúng tôi đánh giá đề xuất của mình trên hai bộ dữ liệu IDS nổi tiếng: KDD Cup 99 và CICIDS2017. Ngoài ra, chúng tôi thử nghiệm diễn giải không chỉ mô hình máy học mà còn cả mô hình học sâu. Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch của IDS dựa trên sự bất thường và cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn cho các chuyên gia bảo mật.

Với lần thử sức này, cả hai nữ sinh đều có cho mình những trải nghiệm đáng tự hào và những bài học đáng nhớ. “Mình và đồng đội có cơ hội được thử sức với lĩnh vực mình đang theo đuổi. Tham gia hội nghị này có thể giúp mình và Phúc tạo kết nối, mở rộng mạng lưới chuyên gia và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới. Ngoài học những kiến thức chuyên môn, mình còn học được các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, quản lý thời gian, xây dựng bài báo khoa học”, bạn Linh chia sẻ.

Theo Linh, điều khó khăn trong việc nghiên cứu là phải tự mình tìm kiếm những kiến thức mới và giải quyết các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó để đảm bảo việc học và nghiên cứu được cân bằng và hiệu quả. Tuy nhiên, với sự giúp sức, hỗ trợ nhiệt tình từ phía nhà trường, thầy Lê Kim Hùng - Giảng viên khoa MMT&TT, cả hai đều đã vượt qua khó khăn và gặt được quả ngọt cho mình.

Được biết, Hội nghị RIVF được liệt kê vào danh sách các hội nghị uy tín theo đề xuất của SCOPUS and ISI Web of Science. RIVF đã trải qua 15 lần tổ chức và năm 2022 là lần tổ chức thứ 16. Đây là một hội nghị quốc tế Công nghệ Truyền thông và Điện toán, là sự kiện khoa học quốc tế lớn quy tụ các nhà khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực điện toán và truyền thông ở Việt Nam và thế giới đồng hành “Nghiên cứu - Đổi mới và Tầm nhìn cho tương lai” (Research, Innovation and Vision for the future, viết tắt là RIVF).

Thu Hoài