Skip to content Skip to navigation

Tổng quan ngành Kỹ thuật Máy tính

Tổng quan ngành Kỹ thuật Máy tính

Giới thiệu chung

Khoa Kỹ thuật Máy tính (KTMT) – sự kết hợp đặc biệt giữa kiến thức về Điện tử và Khoa học máy tính để thiết kế, phát triển và xây dựng những hệ thống thông minh – nhân tố quan trọng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Với nhiệm vụ đào tạo ngành KTMT, một ngành đào tạo đặc biệt và duy nhất của ĐH CNTT liên quan đến cả phần cứng và phần mềm, Khoa KTMT định hướng trở thành một trung tâm đào tạo hàng đầu khu vực, phát triển bền vững, toàn diện về Công nghệ thông tin và Truyền thông, làm nền tảng phát triển cho các ngành khác của ĐH CNTT và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và Công nghệ Kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT), tầm quan trọng và cơ hội phát triển của ngành KTMT càng được nâng cao.

Vi mạch là một trong những mảng đang phát triển của ngành Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính (KTMT) là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành Công nghệ thông tin

Theo những khảo sát gần đây thì ngành KTMT đang là một trong những ngành thiếu nhân lực nhất và đặc biệt trong vòng 10 năm tới do các công ty trong ngành này đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam và mục tiêu đưa ngành KTMT thành một trong các ngành chủ lực của kinh tế Việt Nam.

Ngành Kỹ thuật máy tính đào tạo những gì?

Hiện nay, khoa đang có chương trình đào tạo 2 chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính (Thiết kế vi mạch và phần cứng) và Hệ thống nhúng – IoT theo định hướng liên kết quốc tế, theo chuẩn kiểm định AUN, hướng tới ABET

1. BỘ MÔN THIẾT KẾ VI MẠCH VÀ PHẦN CỨNG (IC & HARDWARE DESIGN)

Bộ môn định hướng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch (VLSI Design), thiết kế bo mạch điện tử (PCB Design), phần cứng máy tính (Computer Hardware Design), thiết kế vi mạch tích hợp và hệ thống mạch tích hợp trên chip (IC and SoC Design), Thiết kế ASIC, FPGA, … Trong định hướng phát triển của ngành, khoa KTMT đã được phê duyệt dự án đầu tư Phòng thí nghiệm ASIC Design, với kinh phí 25 tỷ đồng từ ĐHQG TP. HCM, để trang bị các thiết bị thiết kế phần cứng, phần mềm và thiết bị đo kiểm phục vụ phát triển thiết kế vi mạch và ASIC.

2. BỘ MÔN HỆ THỐNG NHÚNG VÀ ROBOT (EMBEDDED SYSTEM & ROBOTICS)

Bộ môn định hướng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu với 2 chuyên ngành: Hệ thống Nhúng và Robot. Các lĩnh vực được đào tạo bao gồm thiết kế hệ thống nhúng (Embedded System Design), phát triển hệ điều hành và trình biên dịch (Operating System Design and Compiler), thiết kế hệ thống IoT (IoT Design), phát triển các ứng dụng máy học và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent – AI, xây dựng các hệ thống điều khiển tự động (Automotives), Robot công nghiệp, nông nghiệp chính xác (Precisive Agriculture)…
 

Sinh viên khoa KTMT đạt giải nhì cuộc thi Cansat toàn quốc

Sinh viên khoa KTMT đạt giải nhì cuộc thi Cansat toàn quốc

Đặc biệt, Bộ môn đang phát triễn mạnh  chuyên ngành Robotics theo hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Cơ bản, Robotics và trí tuệ nhân tạo là hai lĩnh vực liên quan nhưng hoàn toàn khác nhau. Robotics liên quan đến việc tạo ra người máy để thực hiện các nhiệm vụ mà không cần can thiệp thêm, trong khi AI là cách các hệ thống mô phỏng trí óc con người để đưa ra quyết định và 'học hỏi'. Đối với hầu hết các Robot, chúng được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, lặp đi lặp lại, không cần AI nâng cao vì các nhiệm vụ rất đơn giản, có thể dự đoán và được lập trình sẵn.

Tuy nhiên, nhiều hệ thống Robot không có AI như vậy cần được cải tiến để đáp ứng nhu cầu sản xuất xã hội ngày càng lớn hơn. Thí dụ như ứng dụng ChatGPT ra đời cuối năm 2022 chắc chắn có thể khiến chúng ta cảm thấy tự tin rằng tương lai tươi sáng cho người máy và trí tuệ nhân tạo kết hợp. Và Bộ môn Nhúng và Robotics thuộc Khoa KTMT là nơi đang đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành phục vụ cho lĩnh vực kết hợp này.

Một trong những sản phẩm ứng dụng của sinh viên Kỹ thuật máy tính

Một trong những sản phẩm ứng dụng của sinh viên Kỹ thuật máy tính

Học ngành Kỹ thuật máy tính, các bạn sẽ làm gì ?

Có rất nhiều lựa chọn cho bạn bao gồm :

- Lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet, iphone, ipad,… ), các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh,… (Chuyên ngành hệ thống nhúng và IoT)

- Kỹ sư thiết kế mạch điện - điện tử, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…(Chuyên ngành thiết kế vi mạch)

- Làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu, học tiếp lên cao học, tiến sĩ các ngành nhóm Công nghệ thông tin

 Hiện nay, khoa đã kí kết hợp tác đào tạo, việc làm với các công ty về lĩnh vực mà khoa đang đào tạo như Bosch, Renesas, DEK Technologies, Gầnnhà.com, Faraday, SNST and Finger vina, … hàng năm giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.

Website Khoa: http://ktmt.uit.edu.vn

=>> Xem thêm chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính tại UIT, TẠI ĐÂY