Skip to content Skip to navigation

Sinh viên UIT xuất sắc đạt top 3 cuộc thi quốc tế về nhận dạng thông tin Covid-19 - hội tụ 120 đội tham dự đến từ 20 quốc gia

Sinh viên năm 4 ngành Hệ thống thông tin (chương trình tiên tiến) Trường Đại học Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM ngành Hệ thống thông tin - Trần Vĩnh Khiêm và đồng đội Phan Phú Hào xuất sắc đạt top 3 tại cuộc thi quốc tế về nhận dạng thông tin Covid-19.

Tính đến giữa tháng 6 năm 2020, đợt bùng phát COVID-19 đã dẫn đến khoảng 445 nghìn ca tử vong và hơn 8,2 triệu bệnh nhân bị nhiễm từ 215 khu vực và quốc gia, tạo ra nỗi sợ hãi và hoảng sợ cho người dân trên toàn thế giới. 

Hầu hết các nguồn tin "chính thức" được sử dụng trong các công cụ theo dõi không được cập nhật với tình hình bùng phát hiện tại, ví dụ như WHO chỉ cập nhật thông tin về ổ dịch mỗi ngày một lần. Do đó, các hệ thống giám sát đó sử dụng dữ liệu mạng xã hội, ví dụ như từ Twitter, như một nguồn thay thế theo thời gian thực để cập nhật thông tin về ổ dịch, thường bằng nguồn cung ứng cộng đồng. 

Mỗi ngày, có khoảng 4 triệu bài đăng bằng tiếng Anh COVID-19 hàng ngày trên nền tảng Twitter thế nên việc xác nhận các thông tin đó có mang tính ‘thông tin’ hay không là một vấn đề cần giải quyết. Nếu xác định được các loại thông tin về các trường hợp đã phục hồi, nghi ngờ, xác nhận và tử vong cũng như vị trí hoặc lịch sử đi lại của các trường hợp đó bằng phương pháp thủ công cần một nguồn nhân lực đáng kể và tốn kém. 

Cuộc thi nhận dạng thông tin Covid được tạo ra để phát triển các hệ thống giúp ích cho việc giám sát các thông tin về Covid-19.

Đội duy nhất đến từ Việt Nam lọt vào top 3

Trần Vĩnh Khiêm hiện là sinh viên năm tư ngành Hệ thống thông tin trường Đại học Công nghệ thông tin. Tham gia cùng Khiêm chính là bạn Phan Phú Hào - sinh viên lớp tài năng năm 2018 của UIT, hiện tại đang theo học trường Kinh tế cao cấp HSE tại Nga. Hai bạn biết đến cuộc thi thông qua giảng viên đại học, mục đích ban đầu chỉ là thử sức thế nhưng sau bao cố gắng các bạn đã đạt được top 3 cuộc thi.

Cuộc thi nhận dạng thông tin Covid-19 thu hút khoảng 120 đội tham dự đến từ 20 quốc gia, trong đó đội của Khiêm chính là đội duy nhất đến từ Việt nam lọt vào top 3 cuộc thi này.

Đến với cuộc thi, Khiêm và Hào đã nhận được một bộ dữ liệu gồm 10000 tweet tiếng anh về Covid-19 và nhiệm vụ là thử nghiệm hoặc phát triển các phương pháp, mô hình sao cho đạt kết quả càng cao càng tốt trên bộ dữ liệu đó.

Vượt qua khoảng cách về thời gian và địa lý để đạt đến mục tiêu

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid nên khoảng thời gian đầu, Khiêm và Hào chủ yếu làm việc online và thời gian trở thành khó khăn của cả hai bạn. Hiện nay bạn, Phú Hào đang học tập và sinh sống ở Nga (chênh lệch 4 tiếng so với Việt Nam).

Khiêm chia sẻ: “Tụi mình chủ yếu làm việc với nhau từ chiều tới tối vì thường là mình thức dậy thì bên kia Hào đã đi ngủ rồi, dù sao cũng chênh lệch tới 4 tiếng lận.”

Ý định tham gia cuộc thi ban đầu của Khiêm và Hào là thay đổi một một cách để ôn lại kiến thức và cập nhật thêm các kiến thức mới, không có mong cầu giải thưởng vì hai bạn nghĩ rằng bản thân vẫn còn kém các đội khác. Đạt được giải thưởng là sự nỗ lực không ngừng của cả hai dù không có cơ hội gặp mặt trực tiếp.

Yêu thích cái mới, không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân

Môi trường đại học chính là nơi mà các bạn có thể không ngừng trải nghiệm, đừng bao giờ ngủ quên trên giảng đường đại học. Có thể khi bạn trải nghiệm, bạn sẽ gặp phải khó khăn, sẽ thất bại nhưng sau đó là những kinh nghiệm vô giá sẽ đi theo bạn. Nếu chỉ học tập trên giảng đường và bỏ qua những cái khác, các bạn sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian tốt nhất để cháy hết mình với đam mê và thử thách.

Bạn Trần Vĩnh Khiêm chia sẻ: “Thực ra mình học “dở ẹc” hà nhưng lại được tham gia tập sự nghiên cứu từ năm nhất nên học hỏi được nhiều thứ. Tính mình cũng rất hứng thú với những cái mới, không ngừng trải nghiệm mọi thứ. Trải nghiệm nhiều nhưng thất bại cũng nhiều.”

Ngoại trừ đạt được thành tích tốt tại cuộc thi nhận dạng thông tin Covid-19, bạn Trần Vĩnh Khiêm còn có một bài báo được đăng tại workshop WNUT (được tổ chức từ năm 2015) và được tổ chức đồng với hội nghị rank A EMNLP (được tổ chức từ năm 1996).

Sắp tới, Vĩnh Khiêm có dự tính sẽ tập trung vào việc nghiên cứu. Chúc bạn luôn thành công trên con đường sắp tới!

Trúc Huyền