A. GIỚI THIỆU CHUNG
1. NHU CẦU ĐÀO TẠO
Thực tiễn cho thấy các ứng dụng của Công Nghệ Thông Tin và Khoa Học Máy Tính vào hệ thống quản lý kinh tế - xã hội, hành chính - tài chính, kinh doanh - thương mại,.. đã thúc đẩy hình thành khoa học về hệ thống thông tin. Hoạt động trong lĩnh vực này không những đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về khoa học máy tính và công nghệ thông tin mà còn phải am hiểu tương đối chính xác về các khái niệm, về bản chất, hành vi và cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý nhằm hỗ trợ ra quyết định một cách kịp thời, chuẩn xác, đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.
Từ đó nhu cầu thực tiễn về đào tạo các kỹ sư có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và điều hành hoạt động của các hệ thống thông tin đang ngày càng bức thiết. Đặc biệt là trong thời đại bùng nỗ thông tin hiện nay, nhu cầu xây dựng, phát triển và quản lý các hoạt động của Chính Phủ Điện Tử, Thương Mại Điện Tử, Giáo Dục Điện Tử,.. đang ngày càng đòi hỏi những chuyên gia giỏi về hệ thống thông tin máy tính tại Việt nam.
Từ những phân tích trên đây và qua tìm hiểu thực tế triển khai đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin chọn khoa Hệ Thống Thông Tin để xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư Hệ Thống Thông Tin, và Kỹ sư Thương Mại Điện Tử. Đây là nhu cầu bức thiết của đất nước về nguồn nhân lực công nghệ thông tin chuyên về hệ thống thông tin để phục vụ sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý, cải cách hành chính, cải tiến quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh,.. sẵn sàng cho xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới.
2. NĂNG LỰC ĐÀO TẠO
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tập trung vào các hướng:
- Nghiên cứu các hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp, ngân hàng như ERP, Supply Chain Management.
- Nghiên cứu các ứng dụng xây dựng hệ thống thông tin phục vụ Thương Mại Điện Tử.
- Phát triển các nghiên cứu nhằm tăng cường khai thác tri thức từ CSDL, quản trị các kho dữ liệu lớn, tìm kiếm thông tin trên web, tìm kiếm ngữ nghĩa, mạng xã hội
- Phát triển các nghiên cứu liên ngành giữa tin học và các ngành khoa học khác như: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, sinh học, hoá học, môi trường, v.v..
- Về cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy, Trường hiện có:
- Thư viện của Đại học Quốc gia. Cơ sở dữ liệu của thư viện được cập nhật hàng năm với nhiều loại tài liệu sách, báo, tạp chí bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác.
- Phòng Lab của Khoa HTTT được trang bị 50 máy vi tính kết hợp với 10 phòng máy tính của Trường được trang bị trên 200 máy.
- Hệ thống các phòng học chuyên đề với các thiết bị đủ khả năng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập như máy desktop, laptop, projector, video, tivi, cassette, máy chụp ảnh,…
- Tủ sách chuyên ngành của Khoa Hệ Thống Thông Tin với hơn 100 đầu sách và thường xuyên được cập nhật thêm những tài liệu chuyên ngành có chất lượng bằng tiếng Anh.
3. NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI
- Chuyên viên quản trị, phát triển hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Giám đốc thông tin (CIO), giám đốc E- Marketing
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy công nghệ thông tin tại trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
- Có thể làm việc với vai trò là một chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển CNTT hoặc một lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước, các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
4. ĐỐI TÁC VÀ NƠI LÀM VIỆC TƯƠNG LAI
Năm 2014 qua khảo sát sau tốt nghiệp của sinh viên khoa Hệ Thống Thông Tin cho thấy rất nhiều tín hiệu mừng với 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm. Nơi làm việc của sinh viên khá đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Ngân hàng : ACB, Eximbank, Bắc Á
- Phần mềm dịch vụ doanh nghiệp: IBM, KMS, CSC, TMA, Elca, FPT
- Viễn thông như: Viettel, FPT Internet
- Thương mại điện tử: Ebay.vn, Hotdeal.vn, Kay.vn
- Sản xuất: Vinamilk, GMilk
Và còn rất nhiều các doanh nghiệp khác mà sinh viên khoa Hệ Thống Thông Tin làm việc và giữ vị trí quan trọng.
5. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
Môn tiếng Anh xem như một môn điều kiện để cấp bằng tốt nghiệp. Trình độ tiếng Anh là điều kiện để sau khi tích lũy đầy đủ các học phần bắt buộc, tự chọn và điều kiện (giáo dục Quốc phòng và Giáo dục thể chất), sinh viên phải có trình độ chuẩn như sau mới được cấp bằng.
Ngay khi nhập học hoặc trong quá trình đào tạo song song với các môn chuyên môn tại trường nếu sinh viên có được một trong những chứng chỉ trên thì xem như thỏa điều kiện về trình độ tiếng Anh. Nhà trường cũng có trách nhiệm hỗ trợ bồi dưỡng trình độ Tiếng Anh cho những sinh viên chưa đạt được trình độ trên. Nhà trường sẽ kết hợp với một tổ chức kiểm định Tiếng Anh có uy tín (TOEIC chẳng hạn) để đánh giá trình độ Tiếng Anh khi nhập học và khi có yêu cầu.
=>> Xem thêm CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN ngành Hệ thống thông tin
=>> Xem thêm chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin tại UIT, TẠI ĐÂY