Skip to content Skip to navigation

Chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Máy tính

1. Giới thiệu chung

Chương trình chất lượng cao hướng đến chất lượng đầu ra của sinh viên, với số lượng dưới 40 sinh viện/lớp nên giảng viên và cố vấn học tập dễ dàng theo sát quá trình học tập của từng sinh viên.

Chuẩn đầu ra:
•    Vững kiến thức nền tảng và chuyên môn cao.
•    Kỹ năng làm việc nhóm tốt, tự phát triển bản thân và tư duy, phản biện.
•    Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề và thành thạo Anh ngữ.

Cơ sở vật chất:
•    Phòng học và phòng thí nghiệm (lab) được trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại (máy lạnh, máy chiếu, máy tính), quy mô lớp học thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế (30-40 sinh viên). Ngoài phòng lab chung của trường còn có 2 phòng lab riêng với các thiết bị đặc trưng cho ngành Kỹ thuật Máy tính.

Đội ngũ giảng viên:
•    75% giảng viên là có trình độ tiến sĩ trở lên.
•    Các chuyên gia hàng đầu từ các doanh nghiệp.

Chính sách hỗ trợ sinh viên:
•    Nghiên cứu khoa học với mức kinh phí cho khởi nghiệp nghiên cứu, triển khai các ứng dụng hàng năm cho các sinh viên xuất sắc với mỗi đề tài 5 đến 15 triệu đồng.
•    Thông báo tình hình học tập sinh viên đến phụ huynh hàng tháng.
•    Được mượn thiết bị thực hành ngoài giờ tại phòng thí nghiệm.
•    Được học thêm những lớp tiếng Anh tăng cường dành riêng cho sinh viên chất lượng cao.
•    Được ưu tiên tham gia các hoạt động ngoại khóa, CLB học thuật hay tham quan doanh nghiệp do Khoa và trường tổ chức.
•    Được hỗ trợ tham gia các cuộc thi học thuật toàn quốc và quốc tế liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Máy tính.
•    Có xe đưa rước sinh viên từ trung tâm đến trường ở Thủ Đức và ngược lại.

2. Hướng nghiên cứu

Hướng nghiên cứu ngành Kỹ thuật Máy tính

3. Cơ hội nghề nghiệp

•    Cơ hội thực tập được trả lương và học hỏi công nghệ mới.
•    Các sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng và kiến thức đáp ứng những yêu cầu từ các doanh nghiệp: Intel, Samsung, IBM, Renesas, Microchip, Texas Instrument, Viettel, FPT.
•    Kỹ sư ngành Kỹ thuật Máy tính có thể tiếp tục học sau đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ).

4. Hoạt động ngoại khoá

Học thuật:Hoạt động ngoại khoá
•    Các CLB học thuật nghiên cứu về thiết kế vi mạch, nghiên cứu và sử dụng các vi điều khiển,

các hệ điều hành di động.
Hoạt động Đoàn, Hội:
•    Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, cắm trại, rèn luyện kỹ năng.
•    Tham gia chương trình Máy tính cũ – tri thức mới.